5 tháng 3, 2011

Điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp phẫu thuật

Ung thư thực quản là bệnh thường gặp tại Việt Nam và là 1 trong 10 ung thư thường gặp tại TP.HCM. Qua những năm hành nghề chúng tôi nhận thấy điều trị ung thư thực quản rất khó và tiên lượng rất xấu vì bệnh nhân đến trễ. Hiện tại điều trị phẫu thuật vẫn còn giữ vai trò hàng đầu.

Trên thực tế, phẫu thuật thực quản là phẫu thuật khó và nguy hiểm, tử vong cao nếu chúng ta không thạo kỹ thuật và không có một kíp mổ ăn ý, nhiều lúc gây lúng túng cho thầy thuốc.
Bệnh có tiên lượng rất xấu. Phẫu thuật lớn về thực quản là phẫu thuật nguy hiểm do bệnh nhân đến trễ và cuộc mổ nặng, phức tạp. Vì thế mục tiêu nghiên cứu dài lâu của chúng tôi là nghiên cứu chỉ định của các phương pháp phẫu thuật và kết quả của các phương pháp phẫu thuật.
Tại bệnh viện Bình Dân, trong thời gian từ tháng 5 năm 1979 đến tháng 6 năm 2007 chúng tôi đã phẫu thuật mở cho 146 bệnh nhân bị ung thư thực quản và 14 bệnh nhân khác được mổ qua nội soi lồng ngực hỗ trợ.
Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng:
- Ung thư thực quản 1/3 giữa: cắt thực quản mổ mở hoặc cắt thực quản có nội soi lồng ngực hỗ trợ.
- Ung thư thực quản 1/3 dưới: cắt thực quản không mở ngực hoặc cắt thực quản có nội soi lồng ngực hỗ trợ.
- Nếu bướu không còn cắt được, chúng tôi bắc cầu thay thế thực quản để bệnh nhân có thể ăn uống nuốt qua miệng bằng ống dạ dày hoặc dùng một đoạn đại tràng.
Trong nhóm mổ mở có 6 nữ và 140 nam. Tuổi trung bình là 60. Trong nhóm mổ qua nội soi lồng ngực có 2 nữ và 12 nam. Tuổi trung bình của nhóm này là 61.

I. NHÓM MỔ MỞ
Nhóm này bao gồm 146 trường hợp.
1.1.Cắt thực quản không mở ngực: được áp dụng từ năm 1991. Trong thời gian từ tháng 12 năm 1991 đến tháng 9 năm 2000, chúng tôi đã tiến hành cắt thực quản không mở ngực cho 29 bệnh nhân (2 nữ và 27 nam). Có 27 trường hợp ung thư thực quản 1/3 dưới, 2 trường hợp ung thư tâm vị lan lên thực quản. 1 trường hợp phải mổ cấp cứu vì bướu gây chảy máu nặng.
Có 4 bệnh nhân bị tràn khí màng phổi bình phục sau khi dẫn lưu kín. 1 bị vỡ lách, 2 bị bục miệng nối ở cổ tự lành. Không có trường hợp nào tử vong khi mổ chương trình.
Trường hợp mổ cấp cứu do chảy máu nặng là trường hợp duy nhất bị tử vong: bệnh nhân được phẫu thuật viên khác mổ thám sát ung thư tâm vị trước đó 02 năm, nay nhập viện lại vì bướu gây chảy máu nặng không cầm được bằng các biện pháp nội khoa. Trong khi mổ màng phổi trái bị rách, sau khi cắt thực quản chúng tôi có dẫn lưu màng phổi và bệnh nhân tử vong sau 24 giờ mổ cấp cứu.
1.2.Cắt toàn bộ thực quản mổ mở cổ điển: từ tháng 5 năm 1991 đến tháng 9 năm 2000 chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật  cắt bỏ toàn bộ thực quản cho 24 bệnh nhân bị ung thư 1/3 giữa thực quản. Có 1 bệnh nhân nữ và 23 bệnh nhân nam. Đầu tiên chúng tôi mở ngực phải liên sườn 5-6 để cắt bỏ toàn bộ thực quản ngực. Tiếp theo, bệnh nhân được xoay lại tư thế nằm ngửa. Mở bụng giữa trên rốn và mở cổ bên trái. Dạ dày được uốn thành một ống đặt trong trung thất sau và được đưa lên cổ để  nối với thực quản cổ còn lại.
Không có tai biến gì trong khi mổ và không có trường hợp nào cần truyền máu trong suốt thời gian phẫu thuật. Thời gian mổ trung bình là 4 giờ 30. Không có trường hợp nào tử vong trong thời gian nằm viện. Có 2 trường hợp bị bục miệng nối ở cổ tự lành. Thời gian  này trung bình là 21 ngày.
1 trường hợp sau 4 tháng bướu tái phát lan qua khí quản không can thiệp gì thêm. Trường hợp này tử vong sau khi mổ 6 tháng. 3 trường hợp sống được 17 tháng.
20 trường hợp còn lại sống trung bình được 12 tháng.
1.3. Thay thế thực quản bằng dạ dày: cùng trong thời gian này có 27 trường hợp ung thư thực quản 1/3 giữa lan quá rộng, chúng tôi không cắt bướu mà chỉ dùng dạ dày bắc cầu (by-pass) thay thế thực quản bị nghẹt. Tất cả đều là bệnh nhân nam. Trường hợp này ống dạ dày được đặt sau xương ức. Thời gian mổ trung bình là 2 giờ 45 phút.  Có 3 bệnh nhân tử vong trong nhóm này : 2 trường hợp do bục chỗ khâu kín thực quản bụng gây viêm phúc mạc  được mổ lại nhưng thất bại, 1 tử vong do ống cao su mở hổng tràng ra da nuôi ăn gây thủng ruột làm viêm phúc mạc. Có 5 trường hợp bị bục miệng nối ở cổ. 3 trường hợp tự khỏi sau 7 ngày. 1 trường hợp rò vùng hạ sườn trái do bục miệng khâu thực quản bụng. Có 7 bệnh nhân bị viêm phổi sau mổ cần dùng kháng sinh điều trị tích cực. Thời gian nằm viện trung bình là 25 ngày.
1.4.Thay thế thực quản bằng đại tràng: trong thời gian 19 năm (1979-1997), chúng tôi đã thực hiện 66 lần thay thế thực quản cho 3 bệnh nhân nữ và 63 bệnh nhân nam bằng đại tràng. Các trường hợp này là ung thư thực quản 1/3 giữa đã lan rộng không còn cắt được bướu.
31 trường hợp chúng tôi dùng đại tràng phải (29 bệnh nhân có dùng thêm một đoạn hồi tràng), 18 trường hợp dùng đại tràng ngang thuận chiều nhu động và 17 trường hợp dùng đại tràng ngang nghịch chiều nhu động (bảng 9). Có 10 trường hợp đại tràng được đặt dưới da trước xương ức, 55 trường hợp nằm sau xương ức và 1 trong ngực trái (bảng 4). Tất cả đều được mổ làm một thì. Thời gian mổ trung bình là 3 giờ. Có 14 trường hợp bị rò ở cổ (21,21%). Có 10 trường hợp tử vong (15,15%): 6 bệnh nhân tử vong do viêm phổi, 3 trường hợp hoại tử mảnh ghép và 1 trường hợp bị viêm phúc mạc do bục miệng nối đại tràng trong ổ bụng. 

II. NHÓM MỔ NỘI SOI
Từ đầu tháng 3 năm 2006 đến cuối tháng 12 năm 2007, BV Bình Dân đã áp dụng kỹ thuật trên cho 14 bệnh nhân. Có 2 nữ và 12 nam với tuổi trung bình là 61. Thời gian mổ trung bình là 260 phút.
Biến chứng sau mổ:
- 1 ca bung thành bụng phải khâu lại sau mổ 7 ngày.
- 3 ca viêm phổi sau mổ điều trị nội thành công.
- 2 ca tràn khí màng phổi bên phải phải là siphonage.
- 1 ca bị tổn thương ống ngực phải mổ lại 6 lần mới cứu được bệnh nhân.
Có 1 trường hợp đột tử không liên quan đến kỹ thuật mổ. Sau mổ 9 ngày, bệnh nhân ăn lại được, chuẩn bị xuất viện thì tử vong đột ngột không rõ nguyên do. 

III. KẾT LUẬN
Cắt thực quản không mở ngực là phẫu thuật an toàn nếu phẫu thuật viên tuân thủ đúng đắn các nguyên tắc căn bản . Kỹ thuật này tốt cho các trường hợp ung thư ung thư 1/3 dưới thực quản và ung thư tâm vị lan lên phần dưới thực quản.
Về cắt toàn bộ thực quản mổ mở cổ điển: kỹ thuật mổ và việc thay đổi thế nằm của bệnh nhân giúp chúng tôi thao tác dễ hơn. Nối ở cổ khiến cho phẫu thuật an toàn vì nếu có bục miệng nối thì tính mạng bệnh nhân không bị đe dọa như khi hiện tượng bục miệng nối xảy ra trong lồng ngực.   
Về việc thay thế thực quản bằng dạ dày: nếu cắt được ung thư thì uốn dạ dày thành ống theo kỹ thuật Akiyama là cách thay thế thực quản cho kết quả tốt nhất.
Khi không cắt được bướu thì dùng đại tràng là chọn lựa đầu tiên để bắc cầu vì kỹ thuật này cho kết quả tốt hơn là dùng dạ dày. Chúng tôi nhận thấy dùng đại tràng ngang thuận chiều nhu động dễ thành công nhất.
Cắt thực quản là phẫu thuật lớn chúng ta có thể thực hiện qua mổ mở hoặc qua mổ nội soi. Tuy số trường hợp nghiên cứu còn rất khiêm tốn nhưng qua đó chúng tôi nhận thấy mổ qua nội soi là kỹ thuật khả thi có thể thực hiện an toàn nếu phẫu thuật viên có kinh nghiệm mổ mở và có kỹ năng mổ nội soi tốt.
Tuy nhiên, mổ nội soi không giúp chúng ta tránh được biến chứng hô hấp cũng như không giúp tránh tử vong. Vì thế chúng tôi chỉ xem cắt thực quản qua nội soi lồng ngực như là một phương pháp điều trị không xem là cách thay thế mổ mở kinh điển.

__________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com